Phương pháp học tập môn Sinh 

Phương pháp học tập môn Sinh 

Nhiều người cho rằng Sinh học là một môn học thuộc lòngkhông có gì sáng tạo, một số khác lại cho rằng đây là môn học khó vì kiến thứcrộng rất khó nhớ và đặc biệt là thi khó đạt được điểm cao (nhất là điểm tốiđa). Những nhận xét trên đều có phần đúng và không đúng.

- Thứ nhất, sinh học là một môn khoa học ứng dụng vì thếnếu muốn học giỏi môn học này người học cần phải nắm vững kiến thức cả các mônhọc khác như toán, hoá và lí và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo.Tuy nhiên, cũng như các môn học khác người học cần phải hiểu bản chất và họccách vận dụng kiến thức chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máymóc.

- Thứ hai, sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sốngnên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể,quần xã và hệ sinh thái. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lí cơ bản của sựsống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức của các phần lại vớinhau, biết nhìn nhận các mức độ tổ chức của sự sống như những hệ thống mở luôntự điều chỉnh để thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi. Nếu chỉ biết họcthuộc lòng mà không tìm hiểu các khái niệm, hiện tương một cách thấu đáo nênkhi đi thi gặp các câu hỏi vận dụng đôi chút học sinh sẽ gặp nhiều khó khăntrong trả lời.

Sau đây các em có thể xem xét cách học và ôn tập môn sinh họcthế nào sao cho có hiệu quả cao. Trước hết khi ôn tập cần lưu ý các điều sauđây:

Những điều nên tránh khi học môn Sinh

- Không nên học thuộc lòng cả bài cả chương theo như sáchgiáo khoa. Việc học thuộc lòng từng bài các em có thể thực hiện được khá nhanhnhưng lại nhanh quên. Tuy nhiên, cái chính là cách học này thể hiện học sinhkhông biết tóm tắt các ý của bài, không biết ý nào là chính ý nào là phụ, cáigì cần nhớ cái gì không. Chính vì cách học như thế rất nặng nề nên học sinh sẽnảy ra tư tưởng học tủ, trong khi làm bài sẽ rất thụ động.

 Không nên ỷ nại vào thầy/cô. Phải có tinh thần tự họclà chính. Mỗi em nên chọn mọit khoá học phù hợp, và khi học cần kiên trì với việchọc của mình. Nhiều học sinh theo hết khoá học thêm này đến khoá khác, học thêmhết thầy cô này đến thầy cô khác đến nỗi không còn thời gian ở nhà để tự xử líkiến thức. Kết quả là chỉ có thu thập thông tin về để ghi nhớ nhưng không biếtcách xử lí thông tin phục vụ cho việc làm bài sau này.

- Không nên quá chú trọng vào việc tìm những câu hỏi khó,quá lắt léo hoặc toán hoá sinh học một cách máy móc mà bỏ qua các câu hỏi nhằmkiểm tra các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

- Tránh đi vào chi tiết mà không quan tâm đến tổng thể. Ví dụ,chỉ biết học thuộc lòng các chi tiết của từng bài riêng rẽ mà không thấy đượccác chi tiết, các bài học và các chương có quan hệ với nhau ra sao. Tóm lại, cầnquan tâm đến học cách hệ thống hoá kiến thức tạo dựng nên bộ khung xương sau đómới học các chi tiết để lắp ráp vào bộ khung đó để xây dựng nên một ngôi nhà kiếnthức hoàn chỉnh.

Những điều nên làm khi ôn tập

- Hãy tự kiểm tra xem mình nắm được kiến thức đến mức nào bằngcách làm các bài kiểm tra mini test sau mỗi bài học.- Học theo chủ đề mà khônghọc theo các câu hỏi cụ thể. Các chủ đề lớn lại được chia nhỏ thành các đơn vịkiến thức.

- Đối với mỗi đơn vị kiến thức cần học theo cách: Nắm chắckhái niệm, cơ chế, ý nghĩa, ví dụ. Chẳng hạn, khi học về đột biến đa bội thểthì cần học khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội,phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bộitrong chọn giống và trong tiến hoá, nêu được một số ví dụ về các dạng đa bội.

- Ôn tập theo thứ tự ưu tiên. Mặc dầu đề thi sẽ ra bao quátgần như toàn bộ chương trình nhưng không thể không có trọng tâm. Nếu bám sáttheo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thì trọng tâm rơi vào lớp 12. Điều đó cũng cónghĩa là phần biến dị và các ứng dụng của di truyền học vào công tác chọn giốngcũng như cơ sở di truyền học của sự tiến hoá.

Ngoài ra, di truyền và biến dị là hai mặt gắn bó mật thiết vớinhau. Chỉ có thông qua nghiên cứu các thể đột biến chúng ta mới tìm hiểu đượccác qui luật di truyền nên đề thi không thể thiếu được các câu hỏi về đột biến.

Tiếp đến là phần di truyền với các qui luật di truyền ở cácmức độ phân tử, tế bào, cá thể và quần thể. Di truyền phân tử thì cần học theo:cấu trúc và chức năng của vật chất di truyền (ADN, ARN), quá trình truyền đạtthông tin di truyền (tự nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã) có thể kết hợp ôn tậpluôn về đột biến gen.

Di truyền tế bào: Cấu trúc nhiễm sắc thể, cơ sở tế bào học củacác qui luật di truyền của Menden cũng như liên kết gen và hoán vị gen. Quátrình truyền đạt thông tin di truyền ở mức độ tế bào thông qua các quá trìnhphân bào nguyên phân và giảm phân. Có thể kết hợp với việc ôn tập về đột biếnNST.

Nguồn:https://www.phunuonline.com.vn/thay-thinh-nam-phuong-phap-hoc-tap-mon-sinh-de-dat-diem-cao-trong-ky-thi-ptth-quoc-gia-2017-a107662.html

Dạy môn sinh 10

Phương pháp Về phương pháp ôn.  

Ôn theo chủ đề

Ôn theo đơn vị bài học: giúp học sinh dễ tóm tắt, củng cố kiếnthức và phát huy năng lực tự học  

Kĩ thuật sơ đồ tư duy: Giúp học sinh tập hợp, phân loại, sắpxếp và hệ thống hóa những kiếnthức,kĩ năng đã học trong toàn bộ chươngtrình.   

Vấn đáp: Giúp giáo viên định hướng, kiểm tra kết quả ôn luyệncủa học sinh.    Hợp tác nhóm: HS hỗ trợ nhau trong việc xây dựng,sửa chữa đề cương,chia sẻ phương phápôn thi.   

Phương pháp tự ôn tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự ôn tập,tự chuẩn bị  nội dung ôn tập,tự tìm kiếm xử lí thông tin từ các nguồn họcliệu khác nhau.

Về nội dung ôn Chủ yếu kiến thức sinh học 10 theo cấu trúc củaBộ.

Tổ chức thực hiện Thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra, xây dựngkế hoạch ôn tập, GA theo tuần

Cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ADN, các dạngARN.-Xâydựng  một số công thức cơ bản về cấu trúc AND, ARN Giải  các bài tậpcơ bản về AND 

Nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng.  Cấu trúc ; đặctính hóa lí và vai trò của nước trong tế bào. Đặc điểm cấu trúc và chức năng củacacbohidrat.

Đặc điểm cấu trúc và chức năng của các dạng lipit Đặc điểmcác bậc cấu trúc của protein; sự biến tính protein; chức năng của protein

Cấu trúc chung của tế bào.

Đặc điểm cấu trúc chung của tế bào nhân sơ.

Đặc điểm cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạonên tế bào nhân sơĐặc điểm cấu trúc chung của tế bào nhân thực. Cấu trúc và chứcnăng của các bào quan cấu tạo nên tế bào nhân thực. Bài tập TN và tự luận

Các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Kháiniệm, cơ chế của các phương thức vận chuyển các chấtqua màng. Phân biệt phươngthức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.Đặc điểm 3 loại môi trường bênngoài tế bào. Phân biệt hiện tượng co và phản co nguyên sinh. Bài tập TN và tựluận

Năng lượng, các trạng thái tồn tại của năng lượng. Các dạngnăng lượng chính của tế bào. Cấu trúc và chức năng của ATP. Giải thích tại saonói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào. Chuyển hóa vật chất, 2 mặt của CHVCvà mối quan hệ giữa 2 mặt này. Bài tập TN và tự luận enzim, bản chất, cấu trúcvà cơ chế tác động của enzim. Ảnh hưởng của môi trường đối với hoạt tính củaenzim. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất. Bài tập TN và tựluận

Nguồn: https://lib24.vn/ke-hoach-day-phu-dao-sinh-10-ki-1-nam-2020.tlx

Tham Khảo Tham Thêm Tài Liệu Sinh Học 10 Tại Đây:

Học tốt là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiếnthức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và  biết cách vận dụng lýthuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chươngtrình sách giáo khoa hiện hành.

Bổ trợ là khóa học giúp học sinh bổ sung, mở rộng kiến thứchoặc cải thiện các phương pháp, kĩ năng làm bài để đạt được hiệu quả học tập tốthơn.

Nguồn: https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/1128/sinh-hoc-10.html